Năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan: Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam – VIFOTEC), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lần đầu tiên tổ chức xét tặng Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” dành cho Giảng viên trẻ. Giải thưởng được tổ chức hai năm một lần dành cho giảng viên, nghiên cứu viên của các đại học, học viện, trường đại học và trường cao đẳng trong cả nước có độ tuổi không quá 35 tính đến thời điểm tham dự giải.
Các công trình khoa học và công nghệ gửi để xét tặng giải thưởng là các đề tài khoa học và công nghệ các cấp đã được nghiệm thu, các phát minh, sáng chế, được áp dụng vào sản xuất, hoạt động giáo dục, đào tạo và đời sống mang lại giá trị lớn về khoa học, kinh tế, xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập các hội đồng để đánh giá các công trình tham gia xét Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” dành cho Giảng viên trẻ theo 02 vòng sau:
Vòng 1: thành lập các hội đồng thuộc các lĩnh vực khoa học và công nghệ để nhận xét, đánh giá công trình. Điểm đánh giá công trình sẽ là điểm đánh giá trung bình của tất cả thành viên hội đồng. Điều kiện để một công trình được xem xét xếp giải nhì, ba và khuyến khích phải có điểm đánh giá ở vòng 01 tối thiểu lần lượt là 90; 80 và 70 điểm.
Vòng 2: thành lập các hội đồng xét chọn giải nhất thuộc các lĩnh vực khoa học và công nghệ để nhận xét, đánh giá các công trình có điểm đánh giá ở vòng 01 đạt từ 90 điểm trở lên; chủ nhiệm công trình sẽ báo cáo và trả lời các câu hỏi tại hội đồng. Trên cơ sở kết quả đánh giá và xét chọn của các hội đồng, Ban Chỉ đạo của Bộ sẽ họp và thông qua kết quả xếp giải các công trình theo từng lĩnh vực khoa học và công nghệ và trình Bộ trưởng ký quyết định khen thưởng.
Tham gia Giải thưởng này, Trường Đại học Lạc Hồng có 6 đề tài thuộc các lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và công nghệ, Công nghệ sinh học nông nghiệp, Công nghệ Nano, Khoa học Xã hội. Với lần đầu tham gia Giải thưởng nhưng Đại học Lạc Hồng đã gặt hái được nhiều thành tích đáng nể. Với 6 đề tài gửi đi dự thi thì có 2 đề tài được hội đồng đề nghị xét chọn giải Nhất, giải Nhì ở vòng 2, đó là các đề tài "Phân biệt thịt heo, gà, trâu, bò, dê, cừu bằng kỹ thuật PCR" của tác giả Đoàn Thị Tuyết Lê và đề tài "Nghiên cứu tổng hợp – khảo sát tính chất của vật liệu kim loại nano bạc, nano đồng và định hướng khả năng ứng dụng" của nhóm tác giả Cao Văn Dư, Đỗ Thị Xuân Thu, Nguyễn Xuân Chương.
Tài năng khoa học trẻ Việt Nam, giải thưởng, nckh, đề tài, nghiên cứu khoa học