Tin tức & Sự kiện

Doanh nghiệp tự cứu: Muôn màu muôn vẻ

Trước hoàn cảnh đó, đầu tiên công ty đã phải tìm nguồn thịt thay thế, cụ thể là nguồn nhập khẩu. Trong sản xuất, Đức Việt phải tìm các phương pháp quản lý để hợp lý hóa sản xuất, tăng tỷ lệ thu hồi. Bằng nhiều cách, DN rút ngắn thời hạn thanh toán trong hệ thống phân phối để đẩy nhanh vòng vốn, giảm lệ thuộc vào ngân hàng. Để cắt giảm đầu tư, Đức Việt đã phải tạm dừng dự án sản xuất thức ăn nhanh, giãn tiến độ một dự án và tập trung cho việc kinh doanh các sản phẩm chính.

Đặc biệt, để đảm bảo nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu, có DN đã phải tạo nguồn dự phòng thay đổi tỉ giá. Theo ông Tân, đây là biện pháp quan trọng của DN trong thời kỳ lạm phát.

Ông Bùi Đức Huyên - Giám đốc Công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Tín cho biết, trong năm 2007 và đầu năm 2008, giá nguyên liệu trong nước cũng như nhập khẩu đã tăng 50% - 100%, đột biến có loại tăng đến 300%. Riêng ngành chế biến thức ăn gia súc, vốn phụ thuộc 60% vào nhập khẩu lại còn gặp khó khăn hơn bởi giá thế giới lên và tỉ giá biến động. Hậu quả là doanh số bán hàng đã giảm từ 1,2 tỉ đồng vào tháng 12/2006 xuống còn 400 triệu vào tháng 1/2008.

Việt Tín cũng đã điều chỉnh mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình cho phù hợp với tình hình. Hàng loạt hạng mục đầu tư phải dừng lại. Công ty đã dừng hẳn việc kế hoạch đầu tư 30 tỉ đồng cho chuồng trại. Thay vào đó là việc thuê chuồng trại chăn nuôi lợn để duy trì hoạt động theo phương thức lấy ngắn nuôi dài. Công ty cũng đã ngừng kế hoạch đầu tư 15 tỉ đồng vào một nhà máy sản xuất.

Tuy nhiên, trong khó khăn không phải không có cơ hội. Khi thấy một số DN thu hẹp quy mô hoặc dừng sản xuất, Việt Tín đã nhanh chóng thiết lập một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp để phát triển thị trường. Hệ thống phân phối tăng nhanh từ con số hàng chục lên hơn 100 đại lý trên toàn quốc. Nhờ vậy, doanh thu của công ty từ 400 triệu đã tăng nhanh lên 10 tỷ vào tháng 6/2008. Đây là con số đáng nể đối với một DN nhỏ, ông Huyên nói.

Cũng có những doanh nghiệp phải chấp nhận những giải pháp đánh đổi khó khăn hơn. Công ty Rượu và nước giải khát Anh Đào cho biết, từ cuối tháng 3/2008, các nhà cung cấp nguyên liệu đồng loạt tăng giá 10-30%. Tuy nhiên, việc tăng giá đầu ra lại phụ thuộc vào khách hàng. Trước khi công ty thông báo tăng giá, các đại lý đã tranh thủ gom hàng, gây áp lực để công ty phải cung cấp hàng. Sau khi tăng giá thì thị trường có phản ứng, sức tiêu thụ giảm, nhiều đại lý ngừng hoặc giảm đặt hàng nên công ty phải chấp nhận lỗ để giữ khách hàng.

Đối với Công ty Dệt may xuất khẩu Thái Bình, cũng nhờ áp lực cắt giảm chi phí và hợp lý hóa các công đoạn quản lý, nên công ty đã áp dụng biện pháp thưởng nóng cho các sáng kiến cải tiến kỹ thuật và cải tiến quản lý.

Dài hạn: không được dừng lại

Do nguồn vốn ngân hàng bị siết chặt, nhiều DN không có tiền để mua nguyên vật liệu sản xuất, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất. Một số thấy khó khăn quá thì dừng sản xuất để tìm cơ hội kinh doanh khác. Tuy nhiên, hầu hết các DN vẫn đang tìm mọi cách để tồn tại và phát triển. 

Trong khi cắt giảm chi phí và đầu tư, ông Tân cho biết Đức Việt vẫn chú trọng theo đuổi các mục tiêu dài hạn của mình, gồm cả việc nghiên cứu phát triển xuất khẩu, xây dựng thêm đối tác, củng cố các mối quan hệ quốc tế... Theo ông Tân, các hoạt động này không tốn nhiều tiền bạc nhưng là sự chuẩn bị nghiêm túc cho các bước phát triển sau lạm phát.

Đầu tư nhân lực, nghiên cứu thị trường, phát triển quan hệ... để chuẩn bị cho bước phát triển mới (Ảnh minh họa: LAD)

Trái ngược với việc cắt giảm nhân sự tại nhiều công ty, Công ty Việt Tín vẫn tiếp tục đẩy mạnh chính sách mời những nhân sự có chất lượng đang làm việc cho các liên doanh, DN nước ngoài, thậm chí mời chuyên gia nước ngoài về làm việc tại công ty. Tuy mức thu nhập có thể không theo kịp tốc độ tăng giá, nhưng bằng nhiều chính sách, DN luôn nhận được sự ủng hộ từ người lao động. Đầu tư vào con người được xem là yếu tố quyết định cho sự phát triển của DN sau thời kỳ khó khăn.

Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Luật Basico so sánh: Con tàu đi biển không được phép dừng lại khi gặp bão. DN cũng không thể trốn khỏi bão giá mà phải chấp nhận đối đầu và có nhiều kế sách. Có rất nhiều giải pháp nhưng không có giải pháp đặc thù nào để đối phó với mọi tình huống và càng không có công thức chung nào cho mọi DN. Bí quyết thành công phụ thuộc vào kỹ năng, nghệ thuật, biện pháp ứng xử từng thời điểm, liều lượng, sự nhạy cảm của tư duy và tốc độ.

Ông Đức nhấn mạnh: Tuy nhiên, dù áp dụng giải pháp nào thì đều cần hướng tới kế sách lâu bền như cơ cấu lại DN, xây dựng hoặc thay đổi chiến lược để đối phó với khủng hoảng. Chống bão phải từ thiết kế, đổ móng, xây tầng... chứ không thể chỉ là đóng cửa, chằng dây...

 

www.vnn.vn

doanh nghiệp


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        15,067,418       8/827