Tin tức

Nếu Lỡ Thi Trượt Đại Học: "Đi Đường Vòng" Cũng Đến... Đích

Từ công nhân...

Nguyễn Hoàng Chương với đề tài Quy trình sản xuất nút áo từ vỏ sò tự nhiên       Tốt nghiệp PTTH, Chương không chọn cho mình con đường phải vào đại học bằng mọi giá mà chọn cho mình con đường làm công nhân với suy nghĩ: "Vừa kiếm tiền vừa trau dồi kinh nghiệm. Khi có đủ nguồn lực về kinh tế thì sẽ bắt đầu đi học đại học". Nghĩ là làm, Chương xin vào làm công nhân cho một công ty chuyên sản xuất khuy áo xuất khẩu. Anh bắt đầu công việc thợ tiện dưới sự hướng dẫn của một người thợ có kinh nghiệm. Với sự yêu thích công việc nên chỉ một thời gian ngắn những chiếc nút áo thô của Chương dần được hoàn thiện và làm ngày một nhanh hơn.
       Chỉ trong vòng một năm đầu tiên, Chương đã có nhiều sáng kiến đủ để ông chủ người Ý đưa lên làm nhân viên quản lý chất lượng. Với vốn tiếng Anh tự học, nhiều lần Chương trực tiếp nói chuyện với chuyên gia người Ý, trình bày những ý kiến của mình về kỹ thuật, đưa ra các mẫu mã mới và nhiều lần những sáng kiến đó được chấp thuận. Hoàng Chương kể: "Năm 2003, công ty đưa sang Việt Nam một cái máy làm giao tiện tạo hình điều khiển bằng máy vi tính. Đây là các máy rất hiện đại, ở Việt Nam hầu như là chưa có loại máy đó, tài liệu hướng dẫn điều khiển toàn bằng tiếng Ý  nên việc tìm hiểu sử dụng nó là cả vấn đề, tôi cùng với một anh kỹ sư điện khác mày mò gần nửa tháng mới sử dụng được. Điều này khiến cho ông chủ người Ý phải phục". Kết quả chỉ trong 3 năm, Chương từ một công nhân đã trở thành một Trưởng phòng kỹ thuật của một công ty nước ngoài.
...Đến giảng đường đại học
       Công việc đòi hỏi phải có trình độ cao, ý thức được điều đó, Chương ghi tên học luyện thi đại học, và đã  thi đỗ vào Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai). Dù đã có thực tiễn, đã sử dụng những máy móc hiện đại nhưng với Chương điều đó chưa đủ. Ban ngày đi làm, tối về miệt mài trên giảng đường đã phần nào giúp Chương giải đáp những thắc mắc về kỹ thuật mà anh gặp phải ở công ty. Vừa học vừa làm, anh có thêm nhiều kinh nghiệm và sự ngưỡng mộ ở bạn bè.
       Tại hội nghị khoa học sinh viên Trường ĐH Lạc Hồng, chúng tôi đã chứng kiến phần trình bày khá ấn tượng của Nguyễn Hoàng Chương về đề tài “Cải tiến quy trình sản xuất nút áo từ vỏ sò tự nhiên”. Chương cho biết: "Mình đã đưa ra những cải tiến kỹ thuật: như chà, khoan lỗ, tiện, đánh axit, khắc laser để hạt nút áo đẹp hơn, đều hơn và được khách hàng ưa chuộng hơn".
      Tiến sĩ Trần Hành - Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng đánh giá: "Chương đã chứng tỏ được mình có kinh nghiệm thực sự trong các công đoạn của dây chuyền sản xuất nút áo. So sánh các phương án kỹ thuật, chúng tôi thấy có những cải tiến quan trọng giúp nâng cao chất lượng hạt nút áo. Đề tài được đánh giá xuất sắc". Đến nay, từ những sáng kiến của Chương, công ty của anh đã tận dụng vỏ sò đêã làm nút áo, bột sò làm thức ăn cho gia súc, còn phần thừa của con sò thì làm đồ trang sức... Chương tin rằng: "Đi đường vòng vẫn đến đích. Vấn đề là phải đặt ra mục đích và định hướng đúng".
Phân xưởng sản xuất nút áo từ vỏ sò tự nhiên
Quang cảnh phân xưởng sản xuất nút áo từ vỏ sò tự nhiên - nơi Nguyễn Hoàng Chương làm việc
Quy trình sản xuất nút áp từ vỏ sò tự nhiên
Quy trình sản xuất nút áo từ vỏ sò tự nhiên
Vỏ sò tự nhiên dùng làm nút áo
Vỏ sò tự nhiên dùng để sản xuất nút áo
Vỏ sò tự nhiên dùng làm nút áo
Vỏ sò tự nhiên dùng để sản xuất nút áo
Sản phẩm nút áo làm bằng vỏ sò
Sản phẩm nút áo làm từ vỏ sò tự nhiên đã qua các công đoạn sản xuất

 

Huyền

đại học, thi trượt


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        8,321,048       1/483